Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Liên hệ

Nếu bạn muốn liên hệ với Trúc, bạn có thể liên hệ thông qua các thông tin dưới đây:

Trang cá nhân Facebook: https://www.facebook.com/TrucNature
Trang Facebook: https://www.facebook.com/MsTrucBlog
Đọc tiếp »

Giới thiệu

Hi, xin chào các bạn!

Trúc làm blog này mong muốn chia sẻ kiền thức và kinh nghiệm trong học tập, cùng những bàn soạn, bài tập để bạn tham khảo.

Nếu bạn muốn chia sẻ cùng với Trúc, bạn hãy cho Trúc biết nhé, bạn sẽ được mời làm tác giả của blog này và có thể đăng bài bất cứ khi nào bạn muốn.

Chúc các bạn ngày càng thành công trên con đường học tập! :)
Đọc tiếp »

Ngữ văn 9: Viếng Lăng Bác

1.

* Cảm xúc tác giả:

- Niềm xúc động thiêng liêng, thành kín, lòng biết ơn và tự hào.
- Nỗi đau xót xa lẫn tự hào.

* Trình tự biểu hiện:

- Mở đầu là xúc cảm về cảnh bên ngoài lăng bác và nhất là hình ảnh hàng tre - hình ảnh của quê hương, đất nước.

- Tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người ngày ngày vào viếng lăng bác. Cảm xúc của tác giả gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa : mặt trời, mặt trăng, trời xanh.

- Cuối cùng là sự nuối tiếc khi tác giả phải trở về miền Nam, mong muốn tấm lòng mình mãi mãi ở bên Bác.

2.

- Hàng tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê, đất nước Việt Nam - một biểu tượng của Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ. Vì vậy mà tác giả đã nêu hình ảnh hàng tre ở đầu bài.

- Ờ cuối bài, tác giả lại lặp hình ảnh hàng tre với ý nghĩa "hàng tre trung hiếu " đó là phẩm chất tiêu biểu của con người và dân tộc Việt Nam ( trung thành với nước và hiếu với dân ).

=> Đó gọi là kết cầu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.

3.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

- Nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ; tác giả ví người như mặt trời, soi sáng cho nhân loại, cho đồng bào, dân tộc.

- Thể hiện sự thành kính của nhà thơ đối với Bác.

- Thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.


Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.


Tác giả miêu tả nỗi thương nhớ và xót xa vô hạn của dòng người đang yên lặng đi qua linh cửu Bác.

* Bác không chỉ là người chiến sĩ cách mạng, ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc Việt Nam mà Bác còn là một người Cha có " đôi mặt mẹ hiền! " của nhân dân ta.


Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

- Thể hiện ước nguyện, mong muốn của tác giả. Tác giả muốn mình như những sự vật quanh lăng Bác: " một con chim hót quanh lăng Bác "; " Một đóa hoa tỏa hương "; " cây tre trung hiếu " để có thể ở mãi bên Bác. Khổ 3 nói lên sự nuối tiếc của tác giả khi sắp trở về miền Nam và nói lên ước nguyện của mình. Thể hiện tình yêu và tấm lòng của tác giả đối với Bác.

4.

- Giọng điệu thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào. Thể hiện tâm trạng của tác giả và của bao người ngày ngày viếng lăng Bác.

- Sử dụng thể thơ 8 chữ nhưng có những câu 7 chữ, 9 chữ. Nhịp điệu chậm rãi, khoan thai...

- Hình ảnh thơ sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa biểu tượng : mặt trời, vầng trăng, trời xanh.

=> Thể hiện được những ý nghĩa rất mới mẻ, chan chứa tình cảm của tác giả, của nhân dân Việt Nam đối với Bác.
Đọc tiếp »

Lịch sử 9 Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập
Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập

I. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố

1. Nguyên nhân


- Khách quan:
 + Thời cơ thuận lợi.
 + Chiến tranh Thế Giới thứ 2 kết thúc
 + Phát xít Đức bị tiêu diệt (5-1945)
 + Nhật tuyên bố đầu hàng (8-1945)

- Chủ quan:
 + Lực lượng cánh mạng đã đủ mạnh.
 + Cao trào chống Nhật cứu nước phát triển mạnh mẽ (do mặt trận Việt Minh lãnh đạo)
 + Đảng đả phát động tổng khởi nghĩa toàn quốc khi thời cơ đến (14-8-1945)

2. Diễn biến


- Ngày 13 -> 15/8/1945:
 + Đảng họp quyết định phát động khởi nghĩa giành chính quyền.
 + Thành lập ủy ban khởi nghĩa
 + Ra quân lệnh số 1.
 + Kêu gọi toàn dân nổi dậy khởi nghĩa.

Diễn biến cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 năm 1945
Diễn biến cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 năm 1945
- Ngày 16,17/8/1945:
 + Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào (Tuyên Quang)
 + Thi hành 10 chính sách của Việt Minh
 + Thành lập ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam

- Chiều ngày 16/8/1945:
 Một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã từ Tân Trào tiến về bao vây và tấn công quân Nhật ở Thái Nguyên, mở đầu cho cuộc khởi giành chính quyền (mở đường về Hà Nội).

II. Giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội


- Ngày 15/8/1945: Mệnh lệnh khởi nghĩa về Hà Nội.
- Ngày 16/8/1945: Truyền đơn xuất hiện khắp nơi trên toàn quốc.
- Ngày 19/8/1945: Một cuộc biểu tình lớn ở Quảng trường Nhà hát lớn ở thành phố do Mặt trận Việt Minh tổ chức.
Biểu tình ở quảng trường nhà hát lớn do Mặt Trận Việt Minh tổ chức
Biểu tình ở quảng trường nhà hát lớn do Mặt Trận Việt Minh tổ chức
- Cuộc mít tinh nhanh chóng thành biểu tình, chiếm các công sở của địch.

=> Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội.

III. Giành chính quyền trong cả nước


- Từ ngày 14/8/1945 ->18/8/1945 ở nhiều huyện, xã thuộc 1 số tỉnh nối tiếp nhau nỗi dậy khởi nghĩa giành chính quyền
- Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước là: Bắc Giang. Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.
- Ngày 23/8/1945: giành chính quyền ở Huế
- Ngày 25/5/1945: giành chính quyền ở Sài Gòn
- Ngày 28/8/1945: giành chính quyền trong cả nước.
Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập - 2/9/1945
Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập - 2/9/1945
- Ngày 2/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình.

IV. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân của cánh mạng tháng 8


* Đối với dân tộc:
- Phá 2 xiềng xích nô lệ: Pháp-Nhật
- Đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành mộc nước dân chủ, độc lập.
- Lật đổ chế độ quân chủ (mọi quyền lực,mọi hoạt động trong xã hội như tuyệt đối tập trung trong tay Vua hay Nữ hoàng lãnh đạo, được thừa kế theo nguyên tắc cha truyền con nối)
- Đưa nhân dân ta thoát khỏi thân phận nô lệ.
- Khẳng định Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước.
- Để lại bài học quý báu cho cánh mạng, nhân dân Việt Nam.

Ý nghĩa cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945
Ý nghĩa cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945
* Đối với thế giới: Thắng lợi đầu tiên trong thời đại cánh mạng vô sản của một dân tộc nhỏ yêu tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
- Suy yếu hệ thống thuộc địa đế quốc thực dân.
- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa.

~~~~~~~~~

- Tiến trình cách mạng tháng tám đã diễn ra như thê nào?

Trả lời:

=>Ngày 16/8 Đại hội quốc dân quyết định Tổng khởi nghĩa
=> Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư đến đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa
=> giành được chính quyền ở thủ đô Hà Nội, rồi lan dần ra khắp cả nước
=> ngày 28/8/1945 giành được chính quyền trong cả nước
=> ngày 2/9 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:

1. Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng cộng sản Đông Dương và của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng tám thể hiện ở những điểm nào?

Trả lời:

- Ngay sau khi nghe tin Nhật đầu hàng, Đảng cộng sản Đông Dương đã họp ở Tân Trào để quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước (14 -> 15/8/1945).
- Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư đến nhân dân toán quốc kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.
- Đầu tiên là giành chính quyền ở Hà Nội, sau đó khởi nghĩa lan truyền khắp cả nước.

2. Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám.

Trả lời:

* Ý nghĩa:

- Mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc: Độc lập và Tự do.
- Phá 2 xiềng xích nô lệ: Pháp-Nhật
- Đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành mộc nước dân chủ, độc lập.
- Lật đổ chế độ quân chủ
- Đưa nhân dân ta thoát khỏi thân phận nô lệ.
- Để lại bài học quý báu cho cánh mạng, nhân dân Việt Nam.
- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa.

 * Nguyên nhân thắng lợi:

- Có khối liên minh công nông vữa chắc.
- Tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
- Biết kết hợp tài tình giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn.
- Một phần nhờ hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.

=> Cách mạng tháng Tám thắng lợi tương đối nhanh chóng và ít đổ máu.
Đọc tiếp »